DATARE.TOP
Recommended Services
Supported Scripts
WordPress
Hubspot
Joomla
Drupal
Wix
Shopify
Magento
Typeo3

Các công nghệ thông minh và tối tân nhất cũng bắt nguồn từ một chiếc bàn phím máy tính, trong nửa thế kỷ qua, bàn phím máy tính xứng đáng được coi là thiết bị công nghệ đóng góp nhiều nhất cho văn minh loài người.

Chúng ta sử dụng bàn phím mỗi ngày, trong mọi tác vụ từ làm việc tới giải trí. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, các mẫu bàn phím cũng có thêm nhiều cải tiến, từ tính năng cho tới thiết kế. Nhưng vẫn có không ít những bí ẩn về chiếc bàn phím mà không phải ai cũng biết.

Những Điều Bạn Chưa Biết Về Bàn Phím Máy Tính?

Chắc hẳn chúng ta rất quen thuộc với máy tính, chúng ta sử dụng để làm việc học tập, giải trí,….Nhưng bạn có biết rằng chuột máy tính chào đời vào năm 1963 không nhỉ!? Hơn nữa, chiếc bàn phím còn cao tuổi hơn khi đã trải qua hơn 100 năm phát triển rồi đấy.

Mẫu bàn phím đầu tiền xuất hiện năm 1870 với tên gọi QWERTY, được đặt theo thứ tự những chữ cái nằm từ trái sáng phải trên dòng đầu tiên. Đến năm 1930, ngài August Dvorak và William Deay thiết kế ra chiếcbàn phím Dvorak với những tiến bộ đáng kể giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Khi mọi người chuẩn bị chuyển sang bàn phím Drorak thì chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khiến mọi người đều thống nhất dùng bàn phím QWERTY và chiếc bàn phím này tồn tại cho đến ngày nay.

  • Khi đánh máy, tay bạn dịch chuyển hơn 1,6km mỗi khi gõ 10.000 từ

Đây là số liệu được ghi nhận khi người dùng sử dụng bàn phím QWERTY và khả năng gõ phím trung bình.

  • Phím bấm được sử dụng nhiều nhất

Mẫu bàn phím lâu đời nhất xuất hiện năm 1870 với tên gọi QWERTY, đặt theo thứ tự những chữ cái nằm từ trái qua phải trên dòng đầu tiên. Đến năm 1930, bàn phím Dvorak (do ngài August Dvorak và William Deay thiết kế) được ra mắt, sở hữu những tiến bộ đáng kể, giúp nhân viên đánh máy tiết kiệm rất nhiều công sức.

Vào thời điểm người ta chuẩn bị chuyển sang sử dụng bàn phím Dvorak thì chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Lúc này, mọi bàn phím được sản xuất đều thống nhất theo chuẩn QWERTY. Bởi vậy mà đến giờ chúng ta vẫn đang xài bàn phím QWERTY đấy teen ạ.

  • Phím bấm được sử dụng nhiều nhất

Nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng phím E và phím T đang là 2 nút bấm được sử dụng phổ biến nhất trong lúc đánh máy. Tất nhiên, phím Space (phím cách) không được tính vì chỉ mang ý nghĩa trên máy tính chứ không được người xem văn bản phát âm.

  • Bàn phím bẩn gấp 5 lần nhà vệ sinh

Bạn có tin rằng bàn phím có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn toilet?. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng nhà khoa học đến từ Anh đã tìm thấy 4 trong 33 loại mẫu thử bàn phím có chứa các vi khuẩn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và trong đó có một bàn phím có mật độ vi khuẩn còn cao hơn gấp 5 lần so với bồn cầu. Thế nên bạn hãy nhớ vệ sinh bàn phím mỗi ngày nhé.

  • Hacker có thể theo dõi tác vụ của bạn trên bàn phím

Không còn xa lạ gì, các phần mềm Keylogger là mối đe dọa an ninh dữ liệu. Các hacker có thể ngầm cài đặt các chương trình này vào thiết bị của bạn. Một khi bị nhiễm, các phím bạn bấm sẽ được ghi lại, bao gồm cả số tài khoản, thẻ tín dụng và các mật khẩu quan trọng.

  • Chơi nhạc với bàn phím

Chúng ta thường nghĩ, bàn phím chỉ có chức năng gõ văn bản. Nhưng hôm nay tôi xin được chia sẽ thêm với các bạn rằng, bàn phím còn có chức năng chơi nhạc.

Tất nhiên, bạn phải cài đặt phần mềm chuyên dụng như Keyboard Music, Guitar Pro, TinyPiano… nếu muốn đem cả thế giới âm thanh về máy tính của mình. Hãy cùng khám phá những tiện ích nhỏ gọn mà rất thú vị này nào.

  • Cha đẻ của các bàn phím hiện đại

Được giới thiệu bởi IBM và Lexmark vào năm 1984, bàn phím dòng M này là cha đẻ của các bàn phím hiện đại khi có đầy đủ phím số bên phải, phím mũi tên điều hướng và dãy phím chức năng (F1 đến F12). Đây được xem là mẫu thiết kế bàn phím chuẩn nhất và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Thông qua những điều thú vị vừa nêu trên, chúng ta đã có cái nhìn khác và thú vị hơn về bàn phím máy tính.

Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi nhé!

 

Share this Post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *