Hôm nay, Đào tạo Bình Dương xin chia sẻ với bạn những hàm excel hữu ích cho kế toán. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện tốt công việc kế toán trên excel khi cần tới.
1. CÁC HÀM EXCEL XỬ LÝ VĂN BẢN VÀ CHUỖI – TEXT FUNCTIONS
– ASC (text) : Chuyển đổi các ký tự double-byte sang các ký tự single-byte.
– BATHTEXT (number) : Dịch số ra chữ (tiếng Thái-lan), rồi thêm hậu tố “Bath” ở phía sau.
– CHAR (number) : Chuyển đổi một mã số trong bộ mã ANSI (có miền giá trị từ 1 – 255) sang ký tự tương ứng.
– CLEAN (text) : Loại bỏ tất cả những ký tự không in ra được trong chuỗi
– CODE (text) : Trả về mã số của ký tự đầu tiên chuỗi text
– CONCATENATE (text1, text2, …) : Nối nhiều chuỗi thành một chuỗi
– DOLLAR (number, decimals) : Chuyển đổi một số thành dạng tiền tệ (dollar Mỹ), có kèm theo dấu phân cách hàng ngàn, và có thể làm tròn theo ý muốn.
– EXACT (text1, text2) : So sánh hai chuỗi. Nếu giống nhau thì trả về TRUE, nếu khác nhau thì trả về FALSE. Có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
– FIND (find_text, within_text, start_num) : Tìm vị trí bắt đầu của một chuỗi con (find_text) trong một chuỗi (within_text), tính theo ký tự đầu tiên
– FIXED (number, decimals, no_commas) : Chuyển đổi một số thành dạng văn bản (text), có hoặc không kèm theo dấu phân cách hàng ngàn, và có thể làm tròn theo ý muốn
– LEFT (text, num_chars) : Trả về một hay nhiều ký tự đầu tiên bên trái của một chuỗi, theo số lượng được chỉ định
– LEN (text) : Đếm số ký tự trong một chuỗi
– LOWER (text) : Đổi tất cả các ký tự trong một chuỗi văn bản thành chữ thường
– MID (text, start_num, num_chars) : Trả về một hoặc nhiều ký tự liên tiếp bên trong một chuỗi, bắt đầu tại một vị trí cho trước
– PROPER (text) : Đổi ký tự đầu tiên trong chuỗi thành chữ in hoa, và đổi các ký tự còn lại thành chữ in thường
– REPLACE (old_text, start_num, num_chars, new_text) : Thay thế một phần của chuỗi bằng một chuỗi khác, với số lượng các ký tự được chỉ định
– REPT (text, times) : Lặp lại một chuỗi với số lần được cho trước
– RIGHT (text, num_chars) : Trả về một hay nhiều ký tự tính từ bên phải của một chuỗi, theo số lượng được chỉ định
– SEARCH (find_text, within_text, start_num) : Tìm vị trí bắt đầu của một chuỗi con (find_text) trong một chuỗi (within_text), tính theo ký tự đầu tiên
– SUBSTITUTE (text, old_text, new_text, instance_num) : Thay thế chuỗi này bằng một chuỗi khác
– T (value) : Trả về một chuỗi nếu trị tham chiếu là chuỗi, ngược lại, sẽ trả về chuỗi rỗng
– TEXT (value, format_text) : Chuyển đổi một số thành dạng văn bản (text) theo định dạng được chỉ định
– TRIM (text) : Xóa tất cả những khoảng trắng vô ích trong chuỗi văn bản, chỉ chừa lại những khoảng trắng nào dùng làm dấu cách giữa hai chữ
– UPPER (text) : Đổi tất cả các ký tự trong chuỗi thành chữ in hoa
– VALUE (text) : Chuyển một chuỗi thành một số
2. CÁC HÀM EXCEL DÒ TÌM VÀ THAM CHIẾU – LOOKUP FUNCTIONS ADDRESS
(row_num, column_num, abs_num, a1, sheet_text) : Tạo địa chỉ ô ở dạng text, theo chỉ số dòng và chỉ số cột được cung cấp
– AREAS (reference) : Trả về số vùng tham chiếu trong một tham chiếu. Mỗi vùng tham chiếu có thể là một ô rời rạc hoặc là một dãy ô liên tục trong bảng tính
– CHOOSE (num, value1, value2, …) : Chọn một giá trị trong một danh sách
– COLUMN (reference) : Trả về số thứ tự cột của ô đầu tiên ở góc trên bên trái của vùng tham chiếu COLUMNS (reference) : Trả về số cột của vùng tham chiếu
– GETPIVOTDATA (data_field, pivot_table, field1, item1, field2, item2,…) : Trả về dữ liệu được lưu giữ trong báo cáo PivotTable. Có thể dùng GETPIVOTDATA để lấy dữ liệu tổng kết từ một báo cáo PivotTable, với điều kiện là phải thấy được dữ liệu tổng kết từ trong báo cáo đó.
– HLOOKUP (lookup_value, table_array, row_index_num, range_lookup) : Dò tìm một cột chứa giá trị cần tìm ở hàng đầu tiên (trên cùng) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong cột này, và sẽ lấy giá trị ở hàng đã chỉ định trước
– HYPERLINK (link_location, friendly_name) : Dùng để tạo một kết nối, một siêu liên kết
– INDEX (reference, row_num, column_num, area_num) : Tìm một giá trị trong một bảng (hoặc một mảng) nếu biết vị trí của nó trong bảng (hoặc mảng) này, dựa vào số thứ tự hàng và số thứ tự cột
– INDIRECT (ref_text, a1) : Trả về một tham chiếu từ chuỗi ký tự. Tham chiếu được trả về ngay tức thời để hiển thị nội dung của chúng – Cũng có thể dùng hàm INDIRECT khi muốn thay đổi tham chiếu tới một ô bên trong một công thức mà không cần thay đổi công thức đó
– LOOKUP (lookup_value, lookup_vector, result_vector) : Dạng VECTƠ – Tìm kiếm trên một dòng hoặc một cột, nếu tìm thấy sẽ trả về giá trị của ô cùng vị trí trên dòng (hoặc cột) được chỉ định
– LOOKUP (lookup_value, array) : Dạng MẢNG – Tìm kiếm trên dòng (hoặc cột) đầu tiên của một mảng giá trị, nếu tìm thấy sẽ trả về giá trị của ô cùng vị trí trên dòng (hoặc cột) cuối cùng trong mảng đó
– MATCH (lookup_value, lookup_array, match_type) : Trả về vị trí của một giá trị trong một dãy giá trị
– OFFSET (reference, rows, cols, height, width) : Trả về tham chiếu đến một vùng nào đó, bắt đầu từ một ô, hoặc một dãy ô, với một khoảng cách được chỉ định
– ROW (reference) : Trả về số thứ tự dòng của ô đầu tiên ở góc trên bên trái của vùng tham chiếu
– ROWS (reference) : Trả về số dòng của vùng tham chiếu
– TRANSPOSE (array) : Chuyển một vùng dữ liệu ngang thàng dọc và ngược lại (luôn được nhập ở dạng công thức mảng)
– VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup) : Dò tìm một hàng (row) chứa giá trị cần tìm ở cột đầu tiên (bên trái) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong hàng này, và sẽ lấy giá trị ở cột đã chỉ định trước.
3. CÁC HÀM EXCEL LUẬN LÝ – LOGICAL FUNCTIONAND (logical1, logical2, …)
Trả về TRUE nếu tất cả các đối số là
– TRUE, trả về FALSE nếu một hay nhiều đối số là FALSE
– IF (logical_test, value_if_true, value_if_false) : Dùng để kiểm tra điều kiện theo giá trị và công thức
– IFERROR (value, value_if_error) : Nếu lỗi xảy ra thì… làm gì đó
– NOT (logical) : Đảo ngược giá trị của các đối số
– OR (logical1, logical2, …) : Trả về TRUE nếu một hay nhiều đối số là TRUE, trả về FALSE nếu tất cả các đối số là FALSE
– FALSE() và TRUE(): Có thể nhập trực tiếp FALSE hoặc TRUE vào trong công thức, Excel sẽ hiểu đó là một biểu thức có giá trị FALSE hoặc TRUE mà không cần dùng đến cú pháp của hai hàm này
4. CÁC HÀM EXCEL THÔNG TIN – INFORMATION FUNCTIONSCELL (info_type, reference)
Lấy thông tin về định dạng, vị trí hay nội dung của ô ở góc trên bên trái trong một tham chiếu
– ERROR.TYPE (error_val ) : Trả về một con số tương ứng với một trong các trị lỗi trong Excel hoặc trả về #NA! nếu không có lỗi
– INFO (info_text) : Trả về thông tin của môi trường hoạt động lúc đang làm việc với MS Excel
– IS… (value) : Gồm các hàm: ISBLANK, ISERR, ISERROR, ISLOGICAL, ISNA, ISNONTEXT, ISNUMBER, ISREF, – – ISTEXT. Dùng để kiểm tra dữ liệu trong Excel, Tất cả đều trả về giá trị TRUE nếu kiểm tra thấy đúng và FALSE nếu kiểm tra thấy sai
– ISEVEN (number) : Trả về TRUE nếu number là số chẵn, FALSE nếu number là số lẻ
– ISODD (number) : Trả về TRUE nếu number là số lẻ, FALSE nếu number là số chẵn
– N (value) : Chuyển đổi một giá trị thành một số
– NA (value) : Dùng để tạo lỗi #N/A! để đánh dấu các ô rỗng nhằm tránh những vấn đề không định trước khi dùng một số hàm của Excel. Khi hàm tham chiếu tới các ô được đánh dấu, sẽ trả về lỗi #N/A!
Sau bài viết này, hy vọng Đào tạo Bình Dương đã giúp bạn xử lí nhanh trong quá trình thực hiện trên excel. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn về kiến thức Kế toán thực hành, hãy đăng ký khóa học của Đào tạo Bình Dương tại đây.
Chúc bạn thành công!